Kinh Thánh chỉ rõ di dân là một hiện tượng trong Cựu Ước. Abraham đã vâng lời Thiên Chúa lìa bỏ quê hương xứ sở để đi tới một miền đất xa lạ và từ đó Thiên Chúa đã làm cho ông trở thành một dân vĩ đại (St 12,1-2). Tiếp theo đó, Gia-Cóp đã mang theo các con trai và mỗi người con mang theo gia đình của mình vào định cư ở đất Ai Cập. Cuộc di cư lớn nhất dưới sự lãnh đạo của Môisê thoát khỏi đất Ai Cập tiến vào Đất Hứa với 40 năm thanh luyện trong sa mạc. Dân Chúa đã trải qua “hành trình dài của sự gian khổ” nhằm “khai sinh một dân tộc không còn kỳ thị ranh giới” hầu hướng tới một thế giới tốt đẹp hơn (x. Huấn thị Erga Migrantes Caritas Christi – Tình yêu của Đức Kitô dành cho Di dân, số 12-14).
Huấn thị Erga Migrantes Caritas Christi (EG) cũng chỉ ra hiện tượng di dân hôm nay là một “dấu chỉ thời đại” mang đầy ý nghĩa, nhưng đồng thời cũng là “một thách đố cần khám phá” (EG 14). Dù di dân luôn phải sống tha phương cầu thực nhưng họ chính là dấu chỉ của Thánh Thần hướng dẫn và hoạt động trong các cộng đồng dân Chúa, hướng tới một sự hiệp thông trọn vẹn. Điều chắc chắn không thể đánh mất ơn Chúa là khi họ biết tự đào luyện đức tin của mình trong việc siêng năng đọc kinh cầu nguyện, tham dự các Bí tích của Giáo Hội một cách thường xuyên. Bên cạnh đó, việc mục vụ di dân luôn có nhiều thách đố và cơ hội cần tái khám phá, chữa trị và đáp ứng các nhu cầu thiêng liêng của họ.
Đức Giám Mục Giáo phận có vai trò rất lớn trong mục vụ di dân. Trong kỳ họp Hội Đồng Mục Vụ Giáo phận năm 2022, Đức Cha Matthêô Nguyễn Văn Khôi - Giám Mục Giáo phận đã bổ nhiệm Cha Louis Hồ Trọng Hưng đặc trách di dân và đồng hương của Giáo phận tại Sài Gòn để phụ giúp ngài coi sóc chương trình mục vụ chung của Giáo phận.
Cùng nhìn lại chương trình mục vụ Giáo phận Qui Nhơn năm 2022 -2023 với chủ đề hiệp thông : Một cây nho, một thân mình. Chương trình mục vụ này do Đức Cha Giáo phận ấn ký ngày 26 tháng 11 năm 2022, có 4 yếu tố bản lề để thúc đẩy sự thăng tiến trong đời sống :
Tác giả: Lm. Fx Nguyễn Văn Toàn
Ý kiến bạn đọc