Khóa Thường Huấn Linh Mục
Giáo phận Qui Nhơn
(Ngày 23-25/9/2024)
BẢN CHẤT MỤC VỤ CỦA THẦN HỌC
Lm. Louis Hồ Trọng Hưng
Dẫn nhập
Về vấn đề đào tạo, mỗi ứng sinh linh mục thông thường phải trải qua hai giai đoạn (không tính thời gian đi thử, giúp xứ sau khi mãn giai đoạn triết học): giai đoạn triết học (không ít hơn 2 năm)[1] và giai đoạn Thần học không ít 4 năm[2]. Với thời gian 4 năm tuy không nhiều và cũng không ít nhưng nó nói lên được tầm quan trọng của Thần học cho việc chuẩn bị cho một ứng sinh linh mục. Vì nó quan trọng như thế nên chắc chắn Thần học sẽ đóng một vai trò quan trọng và cần thiết nào đó cho sứ mạng mục tử của người linh mục sau này. Vì thế trong đợt Thường huấn này, Ban Thường huấn muốn linh mục đoàn giáo phận Qui nhơn chúng ta cùng nhau tái khám phá lại đâu là “Bản Chất Mục Vụ của Thần Học”.
Đề tài được rút ra từ lời giáo huấn số 55 trong Tông huấn Pastores Dabo Vobis của Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II ban hành vào ngày 25 tháng 3 năm 1992. Trong văn kiện, Đức Thánh Giáo Hoàng có viết: “...vấn đề liên quan tới mối liên hệ giữa tính chuẩn mực khoa học của thần học cùng với cùng đích của thần học, và như vậy là liên quan tới bản chất mục vụ của thần học”[3]. Như thế bài viết sẽ cố gắng trình bày mối liên hệ giữa hai điểm mà Đức Thánh Giáo Hoàng đã đề nghị. Hai điểm đó là: “Tính chuẩn mực khoa học của thần học” và “Cùng đích mục vụ của thần học”.
Để có thể làm sáng tỏ những quan niệm trên, thiết nghĩ bài viết cũng nên cố gắng trình bày sơ lược lại một vài khái niệm căn bản: Thần học là gì? Đâu là vị trí và vai trò của Thần học trong đời sống của Giáo hội? và Đâu là mối tương quan giữa Thần học và sứ vụ của người linh mục?
1. TÍNH CHUẨN MỰC KHOA HỌC CỦA THẦN HỌC
1.1. Thần học là gì?
Về mặt từ ngữ: “Thần học” là cách dịch từ “Theologia” của tiếng Latinh sang tiếng Việt. Từ này lại có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp cổ, được kết hợp giữa hai từ: “theos” và “logos”. Theo đó, “theos” có nghĩa là thần linh, Thiên Chúa; còn “logos” có nhiều nghĩa: lời, lý lẽ, ý nghĩa, diễn ngôn, nguyên lý, lối nói, cách nói…[4] Như vậy Thần học có thể được hiểu vắn tắt là “cách nói về thần linh hay Thiên Chúa.”
Dưới chiều kích tôn giáo, tính “thần linh hay Thiên Chúa” chính là những điều được chứa đựng trong mặc khải và các biểu tượng tôn giáo thuộc về tôn giáo được nói đến[5]. Chẳng hạn với Kitô giáo, các nguồn mạc khải chính là: Thánh Kinh và Thánh Truyền[6]; và Thập Giá Chúa Kitô là biểu tượng của đức tin.
Trong tiếng Việt, “Thần học” được hình thành từ hai từ “thần” và “học”. Trong đó, “thần” có các nghĩa: thần linh, thiên thần, thần thánh, tinh thần, thần khí; chữ “học” có các nghĩa: nghiên cứu, học tập, môn ngành (khoa học, ngành học hay môn học). Vậy theo từ nguyên Hán Việt, từ thần học không có nghĩa là môn học về các vị thần, nhưng phản ánh đúng ý nghĩa mà Abélard đặt cho theologia là khoa học hay môn học về Thiên Chúa. Điều này có nghĩa “thần học” là một cách thế mà qua đó diễn tả một cách rõ ràng cho mọi hành vi của đức tin dưới bất kỳ hình thức nào, chứ không chỉ phải theo nghĩa học thuật mà thôi. Nó bao hàm cả việc làm thần học chứ không chỉ học thần học. Theo nghĩa này, thần học sẽ là một bao gồm mọi hình thức diễn tả đức tin như hành vi cầu nguyện, y phục tôn giáo, nghệ thuật, kiến trúc, văn chương, lễ hội, tổ chức cộng đoàn, hoạt động mục vụ, hoạt động truyền giáo, v.v. Nói cách khác, trong lời kinh chúng ta đọc, trong các bài thánh ca, trong cách chúng ta rước kiệu, xây dựng nhà thờ hay tổ chức cộng đoàn giáo xứ, v.v. đều có đặc tính và chiều kích của thần học. Như thế, thần học hiện diện trong đời sống của Giáo hội và mỗi tín hữu đều là “thần học gia” theo nghĩa rộng, kể từ khi họ có đức tin và diễn tả đức tin đó trong đời sống hằng ngày. Một khi đề cập đến các chiều kích này thì Giáo huấn của Giáo hội (Huấn quyền) cũng là một nguồn quan trọng trong việc hình thành nên bản chất của thần học.
1.2. Tính chuẩn mực khoa học của Thần học
Khi bàn đến tính chuẩn mực khoa học của Thần học, trong phần trình bày này, bài viết sẽ không có ý trình bày về khái niệm Thần học là khoa học nhưng giải thiết Thần học tự thân đã là khoa học vì lẽ mục đích của bài viết bàn đến là khía cạnh mục vụ. Tức là bàn đến việc đưa Thần học áp dụng vào trong đời sống của Giáo hội.
Trở về với những khái niệm về thần học ở trên, chúng ta có thể thấy được vị trí của thần học trong đời sống của Giáo hội. Nó len lỏi và xuất hiện có thể nói là vào trong mọi ngóc ngách đời sống của Giáo hội. Thế nhưng, với niềm tin Công giáo: Thiên Chúa là, Đấng Duy Nhất, Uy Quyền, Thánh Thiện và Trọn Hảo; hơn nữa, Giáo hội cũng chỉ có một Mạc Khải duy nhất mà thôi. Do đó để có thể “tìm cách làm sáng tỏ giáo huấn của Mạc Khải trước những đòi hỏi thúc bách của lý trí” thì thiết nghĩ Thần học cần phải có tính chuẩn mực và khoa học của nó.
Theo đó, Chuẩn mực được hiểu như là những quy ước, quy định, thước đo hay nền tảng, khuôn khổ… được dùng như thể là những điểm đối chiếu cho một điều gì đó; khoa học: nói lên tính chất có hệ thống, chính xác, rõ ràng, ngắn gọn và có phương pháp. Như thế, một cách ngắn gọn cho tính chuẩn mực khoa học có thể được hiểu là có hệ thống hóa các nền tảng và phương pháp. Vậy đâu là những nền tảng và phương pháp cho chiều kích mục vụ của thần học trong đời sống của Giáo hội?
1.2.1. Nền tảng
-
-
-
- Các nguồn Mạc Khải
Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo có viết:
“Vì tình yêu, Thiên Chúa đã tự mạc khải và ban chính mình Ngài cho con người. Qua đó, Ngài mang lại lời giải đáp vĩnh viễn và dư đầy cho những vấn nạn mà con người tự đặt ra cho mình về ý nghĩa và cùng đích của cuộc đời họ; Thiên Chúa đã tự mạc khải cho con người, bằng việc dần dần dùng lời nói và việc làm mà truyền thông mầu nhiệm riêng của Ngài” hầu “mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý”. Thư gửi tín hữu Do Thái đã khẳng định một cách xác tín các điều này như sau: “Thuở xưa, nhiều lần nhiều cách, Thiên Chúa đã phán dạy cha ông chúng ta qua các ngôn sứ; nhưng vào thời sau hết này, Thiên Chúa đã phán dạy chúng ta qua Thánh Tử.” Như thế, bằng niềm xác tín, Giáo hội dạy:
Thiên Chúa, trong sự hạ cố do lòng nhân hậu của Ngài, để tự mạc khải cho loài người, đã dùng ngôn ngữ phàm nhân mà nói với họ: “Các lời của Thiên Chúa, được diễn tả bằng ngôn ngữ loài người, đã trở nên tương tự với lời nói loài người, cũng như xưa Lời của Chúa Cha vĩnh cửu đã mặc lấy xác thịt yếu đuối của loài người, đã trở nên giống như loài người”. “Qua tất cả các lời ở trong Thánh Kinh, Thiên Chúa chỉ nói một Lời, là (Ngôi) Lời duy nhất của Ngài. Trong Ngôi Lời, Thiên Chúa bày tỏ tất cả về chính mình Ngài”.
Thật vậy:
Toàn bộ Thánh Kinh là một cuốn sách duy nhất, và cuốn sách duy nhất ấy chính là Chúa Kitô, “bởi vì toàn bộ Thánh Kinh nói về Chúa Kitô và toàn bộ Thánh Kinh được hoàn tất trong Chúa Kitô””. “Thánh Kinh chứa đựng Lời Thiên Chúa và vì được linh hứng nên thật sự là Lời Thiên Chúa”.
Giáo hội với tư cách là Mẹ nhìn nhận và xác quyết: đây là hoa quả ân sủng của Chúa Thánh Thần. Giáo hội hoàn toàn cậy dựa vào uy tín của Thiên Chúa là Đấng Tín Trung và Chân Thật để mặc lấy cho Thánh Kinh một giá trị vững bền, đến nỗi “đức tin Kitô giáo không thể tiếp nhận “những mạc khải” nào muốn vượt cao hơn hay sửa đổi mạc khải đã được hoàn tất trong Đức Kitô”; và“Giáo hội luôn luôn tôn kính Sách Thánh như tôn kính Thánh Thể trong phụng vụ, và rằng Kinh Thánh cùng với Thánh truyền thiết lập nguyên tắc tối cao của đức tin”.
Thần học hiện đại đang ý thức ngày càng sâu sắc hơn về sự kiện này là: suy tư thần học nằm ngay ở chính tâm điểm của Kinh Thánh. Kinh Thánh không phải đơn thuần là cội nguồn xuất xứ của suy tư thần học, mà chính là “khuôn vàng thước ngọc“ làm mẫu mực quy điển cho thể cách suy tư thần học.
Ngoài ra, Giáo hội còn xác quyết cho chúng ta về Thánh Truyền để cùng với Thánh Kinh thiết lập nguyên tắc tối cao của đức tin. Thật vậy, “Thiên Chúa “muốn cho mọi người được cứu độ và nhận biết chân lý”, nghĩa là, nhận biết Đức Kitô Giêsu. Vì vậy Đức Kitô phải được rao giảng cho mọi dân tộc và mọi người, và mạc khải phải được loan truyền đến tận cùng thế giới”.
Chúa Kitô, nơi Người, Thiên Chúa tối cao hoàn tất trọn vẹn mạc khải, đã truyền dạy các Tông đồ rao giảng cho mọi người Tin Mừng đã được hứa trước qua miệng các tiên tri, và được chính Người thực hiện và công bố.
Với biến cố Phục sinh, mọi sự đã ứng nghiệm, vì thế theo mệnh lệnh “giảng dạy” của Chúa Giêsu, Giáo hội sơ khai:
một phần do các Tông đồ: qua lời giảng dạy, gương lành và các định chế, các ngài đã truyền lại những gì đã nhận lãnh từ miệng Đức Kitô khi chung sống với Người và thấy Người hành động, hoặc đã học biết được nhờ Chúa Thánh Thần gợi ý và một phần do chính các ngài và những người phụ tá các ngài đã viết lại sứ điệp cứu độ dưới sự linh hứng của cùng một Chúa Thánh Thần.
Và rồi những lời rao giảng của các Tông đồ được tiếp nối do những người kế nhiệm các ngài là các Giám mục và “trao lại cho họ quyền giáo huấn của các ngài”. Việc lưu truyền sống động này, được thực hiện trong Chúa Thánh Thần, và được gọi là Thánh Truyền:
“Hội thánh, qua giáo lý, đời sống và việc phượng tự của mình, bảo tồn và lưu truyền cho mọi thế hệ tất cả thực chất của mình, và tất cả những gì mình tin. […] Điều này xảy ra nhờ chiêm niệm và nghiên cứu được thực hiện bởi các tín hữu, những người trân trọng những điều này trong họ (x. Lc 2, 19.51), nhờ sự hiểu biết thấu đáo về những thực tại tâm linh mà họ trải nghiệm, và nhờ giảng dạy của những ai đã lãnh nhận thông qua sự kế nhiệm Giám mục món quà chân lý chắc chắn”.
Một lần nữa, Giáo hội xác quyết nhờ Chúa Thánh Thần, là tác giả thần linh duy nhất cùng với uy tín của các chứng nhân Tông đồ và các giáo phụ đã khẳng định một cách mạnh mẽ vào Thánh Truyền để cùng với Thánh Kinh làm nên một kho tàng phong phú cho mạc khải Kitô giáo. Kho tàng để con người có thể tiếp cận và nhận ra khuôn mặt đích thật của Thiên Chúa. Sắc lệnh Công đồng về Kinh Thánh và Tông truyền (ngày 8/4/1546) nói rằng: “những chân lý và những nguyên tắc này có trong những sách được viết ra và những truyền thống không được viết đều quan trọng đến chúng ta”. Và Giáo hội còn nhìn nhận rằng sẽ không có một mạc khải nào khác trước ngày Đức Giêsu Kitô Chúa chúng ta tỏ mình ra trong vinh quang.
-
-
-
- Chiều kích Đức Tin
Nếu Kinh Thánh và Truyền Thống minh chứng mạc khải và trình bày cho việc Thiên Chúa khởi sự mối quan hệ với chúng ta bằng cách tỏ lộ điều gì đó về mầu nhiệm Thiên Chúa, thì đức tin có thể được hiểu như là sự tự do đáp trả của con người đối với việc tự tỏ lộ đó của Ngài.
Karl Rahner (1904 – 1984) một thần học gia Công giáo thế kỷ XX đã cho rằng: “Thần học là sự giải thích có ý thức và có phương pháp, giải thích Mạc Khải của Thiên Chúa đã được đón nhận và nắm giữ trong đức tin”. Theo đó, Karl Rahner coi Mặc Khải và Đức tin như hai mặt của một thực tại: cùng thực tại đó, nếu nhìn như nó đến từ Thiên Chúa thì đó là Mạc Khải, nếu nhìn như nó có nơi con người thì đó là Đức Tin. Điều này cũng đồng nghĩa với việc: coi nguồn hay chất liệu làm việc của thần học cũng chính là đức tin, mà nội dung đức tin đó do Mạc Khải mà có. Như thế, có thể nói không thể thiếu vắng chiều kích đức tin trong thần học.
Thật vậy, tự bản chất Thiên Chúa là Thiên Chúa nhưng sẽ không là Thiên Chúa trong sự nhận thức của những ai không đón nhận Ngài, tức là những người không có đức tin. Sự nhận thức và đón nhận ở đây được hiểu như là hành vi của sự “tìm hiểu” và cũng là hành vi của đức tin.
Như đã nói, Thần học có thể được coi là khoa học hay môn học nghiên cứu về sự “tìm hiểu” là Thiên Chúa, do đó đức tin phải được coi là điều kiện cần của thần học, và nó phải không bao giờ được phép vắng mặt trong công việc của thần học đến nỗi có nhận định như sau: Thần học sẽ “không thể được hoàn thành mà lại không có một kinh nghiệm sống động về đức tin và việc thực hành đức tin”. Thánh Anselmô (1033-1109) trong định nghĩa của ngài đã giúp củng cố hơn trong lập luận này: Thần học là “đức tin tìm kiếm sự hiểu biết” (Fides quaerens intellectum).
Đức tin ở đây không phân biệt đức tin của người dạy và đức tin của người được dạy nhưng là một sự hiệp thông (communio) được hợp nhất trong Chúa Thánh Thần. Vì Giáo hội là một tổng thể. Do đó, đức tin mà chúng ta đang quan tâm là một khái niệm được bám rễ sâu trong đời sống của Giáo hội.
Bên cạnh đó, mọi Kitô hữu nhờ vào việc xức dầu Chúa Thánh Thần, là Đấng dạy dỗ họ và dẫn họ tới sự thật toàn vẹn, nên họ đều tham dự vào ơn hiểu biết và lưu truyền chân lý mạc khải. Nghiên cứu cho thấy rằng người tín hữu giáo dân đóng vai trò phát triển giáo lý, đôi khi ngay cả các giám mục và các thần học gia bị chia rẽ về một vấn đề nào đó. Giáo dân cũng cộng tác phát triển giáo huấn luân lý của Giáo hội. Do đó, trong những vấn đề đức tin, người tín hữu không thể bị động, và huấn quyền (magisterium) cần không chỉ để lắng nghe mà còn để phát triển cách thức mà nhờ đó để trao đổi với người tín hữu.
-
-
-
- Chiều kích Lý Trí
Trong Hiến Chế Gaudium et Spes, khi đề cập đến phẩm giá con người, Công đồng Vaticanô II đã khẳng định: nhờ Lý trí mà con người vượt lên trên mọi tạo vật. Trong đó Lý trí được định nghĩa: “là khả năng suy luận dựa trên các nguyên lý cơ bản”; “là khả năng hiểu biết tri thức một điều duy nhất bằng nhận thức trực tiếp, là khả năng tri thức một điều gì bằng các lập luận nối tiếp nhau”; “là khả năng xem xét và đánh giá các sự việc dựa trên các lẽ tự nhiên, có được do bẩm sinh và kinh nghiệm”.
Lý trí được mở ra đối với mầu nhiệm Thiên Chúa và qui hướng về Người cho phép chúng ta đón nhận Mạc khải cách đúng đắn, lý trí ấy cũng giúp chúng ta đào sâu nội dung của Mạc khải và cung cấp cho chúng ta những công cụ và ngôn ngữ để loan báo Mạc khải cho thế gian. Công đồng Vaticanô II đã khẳng định: lý trí và thần học có vai trò “xem xét, nhận biết và giải thích những tiếng nói khác nhau của thời đại, rồi nhận định dưới ánh sáng của Lời Chúa, để chân lý mạc khải luôn được nhận thức tốt hơn, được hiểu rõ hơn và được trình bày dưới một hình thức thích hợp hơn”.
Như thế, chúng ta có thể thấy đứng trước mầu nhiệm Thiên Chúa, Đức tin và Lý trí là những yếu tố cần thiết cho hành trình tìm kiếm chân lý.
Vì lẽ, “Đức tin và Lý trí là như đôi cánh giúp cho trí tuệ con người băng mình lên để chiêm niệm chân lý”. “Đức tin công giáo không trái nghịch với lý trí. Trái lại nó kiếm tìm sự hiểu biết, nó được thao luyện với lý trí, nó suy tư, mời gọi suy tư và nâng đỡ khoa học để mưu cầu thiện ích của con người”.
Thật vậy, “ngay từ đầu truyền thống công giáo đã khước từ khuynh hướng duy tín, là ý muốn tin chống lại lý trí” và nhìn nhận rằng: “Lý trí của con người không biến thành hư không cũng không bị mất gía trị, khi đồng ý chấp nhận các nội dung đức tin; trong mọi trường hợp các nội dung đó được đạt đến với sự lựa chọn tự do và có ý thức”. “Đức tin đòi hỏi đối tượng của nó phải được lý trí hiểu biết; còn lý trí, khi nghiên cứu cho đến cùng, phải chấp nhận điều đức tin trình bày là điều tất yếu”.
Khi nói đến công việc của Thần học là chúng ta nói đến “bao hàm việc dùng trí năng và lý luận, tra vấn và trả lời. Định nghĩa nêu rõ rằng thần học là một hoạt động khác với lòng đạo đức, tính độc đoán, tính giáo điều và duy tín (đức tin bác bỏ lý lẽ). Thần học là điểm gặp gỡ giữa đức tin và lý trí, nơi mà mỗi bên phải được biện minh bởi sự phán quyết của bên kia”.
-
-
-
- Chiều kích Kinh nghiệm
Thần học cũng phải lấy nguồn từ kinh nghiệm của con người, hay các thần học gia phải tham dự vào kinh nghiệm sống và việc thực hành đức tin Kitô giáo như một người trong cuộc (đã được ghi lại và khơi gợi trong Kinh Thánh và Truyền Thống). Như thế, ta có thể gọi thần học là “kinh nghiệm tôn giáo tìm kiếm sự hiểu biết”. Mà kinh nghiệm nó mang hai chiều kích: kinh nghiệm ‘lịch sử’ và kinh nghiệm ‘siêu việt’ điều nhằm cung cấp một nền tảng nào đó cho việc suy tư về những khái niệm căn bản của mặc khải, truyền thống và thần hứng.
Lời Chúa có thể đến với chúng ta bằng nhiều cách qua những dấu chỉ của thiên nhiên, của lịch sử. Qua những dấu chỉ này, con người khám phá ra sự hiện diện hoặc ý định của Thiên Chúa. Do đó, Giáo Hội không ngừng tìm kiếm và khám phá ý nghĩa của những biến cố bên trong và ngoài Giáo Hội. Những dấu chỉ thiên nhiên luôn có chung quanh chúng ta, vì Thiên Chúa luôn ở với chúng ta mọi nơi mọi lúc và Chúa Kitô phục sinh làm phong phú mọi sinh hoạt của con người. Vì thế, chúng ta phải xem những biến cố xảy ra trong cuộc đời, qua mọi thời đại như những “dấu chỉ” Thiên Chúa muốn mặc khải cho con người thời đó. Đức thánh Giáo hoàng Gioan XXIII nhấn mạnh đến nhu cầu phải đọc những “dấu chỉ thời đại” để nhận thức điều Thiên Chúa nói với chúng ta. Đây chính là “dấu chỉ” được để cập tới trong Tin Mừng Matthêu.
Sách Giáo lý Hội thánh Công giáo số 94 có nói:
Nhờ Chúa Thánh Thần trợ giúp, sự hiểu biết về các sự việc và các lời nói thuộc kho tàng đức tin có thể được tiến triển trong đời sống Hội thánh:
- hoặc nhờ các tín hữu chiêm ngưỡng và học hỏi, khi đã ghi nhớ các điều đó trong lòng, đặc biệt việc nghiên cứu thần học giúp đào sâu hiểu biết về chân lý được mạc khải;
- hoặc nhờ họ đã thông hiểu những điều thiêng liêng họ cảm nghiệm được; Lời Chúa lớn lên cùng với người đọc;
- hoặc nhờ việc giảng dạy của những người lãnh nhận một cách đặc sủng chắc chắn về chân lý do việc kế nhiệm trong chức năng giám mục.
-
-
- Chiều kích Khoa học
Khi đề cập đến vấn đề Đức tin và khoa học, sách Giáo lý của Giáo hội Công giáo có dạy:
Mặc dù đức tin vượt trên lý trí, nhưng không bao giờ có thể có mâu thuẫn thật sự giữa đức tin và lý trí: vì cùng một Thiên Chúa, Đấng mặc khải các mầu nhiệm và tuôn đổ đức tin, cũng là Đấng ban ánh sáng lý trí cho tâm hồn con người, mà Thiên Chúa không thể tự phủ nhận chính mình Ngài, cũng như điều chân thật không bao giờ nghịch lại điều chân thật.
Bởi vậy, việc nghiên cứu có phương pháp trong mọi ngành, nếu được tiến hành một cách thật sự khoa học và theo đúng các chuẩn mực luân lý, sẽ không bao giờ thật sự đối nghịch với đức tin, bởi vì các thực tại trần thế và các thực tại đức tin đều có nguồn gốc là bởi cùng một Thiên Chúa. Hơn nữa, ai khiêm tốn và kiên nhẫn cố gắng nghiên cứu những bí ẩn của các sự vật, thì mặc dù họ không ý thức, họ vẫn như được dẫn đưa bởi bàn tay của Thiên Chúa, Đấng đang nâng đỡ vạn vật, Ngài làm cho hiện hữu những gì đang hiện hữu.
Từ lời giáo huấn này chúng ta có thể nhận ra vai trò của Khoa học trong đời sống đức tin. Khoa học như một công cụ giúp con người đạt đến chiều sâu trong chân lý; “thêm lòng cảm phục sự cao cả của Đấng Tạo Hoá”.
Trở về với biến cố Vaticanô II, biến cố trên 2000 giám mục, hàng trăm chuyên viên, tất cả mọi vùng trên thế giới đều được đại diện. Chưa có một Công đồng nào có tính phổ quát như thế. Và mục tiêu của Công đồng là tìm ra một sự nhất trí trong thế giới ô hợp này. Điều này nói lên tính nhập thế và phổ quát của một Giáo hội đi trong nhân loại. Nhận thấy yếu tính này, Giáo hội dần nhận ra: cần phải xác định vị trí của mình như thế nào đối với thế giới? Giáo hội không giữ bộ mặt cau có, không còn lo lắng duy trì cho được một căn tính, thậm chí áp đặt những giải pháp, nhưng với thái độ vừa lạc quan vừa khiêm tốn, Giáo hội tìm đọc các “dấu hiệu của thời đại”, nhìn nhận sự tự lập của các thực tại trần thế, thú nhận rằng mình không có lời đáp cho hết mọi vấn đề và chấp nhận mình cũng nhận chứ phải không chỉ cho… Và đây có thể được coi là một tiền đề để đón nhận các khám phá của các khoa học khác như: Ngôn ngữ, xã hội, văn hoá, tâm lý, khoa khảo cổ học, chính trị, kỹ thuật, y tế… như là những nâng đỡ, giúp khai sáng hơn trong công việc truy tìm chân lý.
-
-
-
- Chiều kích Huấn quyền và tính bất khả ngộ của Huấn quyền
Khi nói đến Huấn quyền của Giáo hội tức là nói đến quyền giảng dạy. Không những thế, quyền giảng dạy này còn là nghĩa vụ chính yếu của Giáo hội. Vì đây là lệnh truyền của Chúa. Thật vậy, Công Đồng Vaticanô II đã xác định như sau: “Nhiệm vụ chú giải chính thức Lời Chúa đã được viết ra hay lưu tryền, chỉ được ủy thác cho Quyền Giáo huấn sống động của Giáo hội và Giáo hội thi hành Quyền đó nhân danh Chúa Giêsu Kitô”. Quyền này được trao cho những đấng kế vị các thánh Tông đồ. Đó là các giám mục và Đức giáo hoàng, cũng như cho những người mà Đức giáo hoàng và các giám mục ủy quyền: linh mục, thần học gia, giáo lý viên… Nó hệ tại một chức năng được thiết lập nhân danh Giáo Hội.
Huấn quyền này trước hết hệ tại giải thích Lời Chúa, trong một viễn ảnh truyền giáo. Tiếp đến là bảo vệ đức tin và nội dung của đức tin chống lại những lệch lạc và những lối giải thích sai lầm. Đó là một trong những vai trò quan trọng của giáo thuyết. Tại sao giáo huấn này là cần thiết? Tại sao không dừng lại ở các Tin Mừng? Đó là vì chính những Tin Mừng này được trao cho chúng ta qua sự trung gian của Giáo Hội, chúng không phải “từ trời rơi xuống”. Giữa lòng Giáo Hội tìm cách hiểu Lời Chúa này, đó là lý do hiện hữu của huấn quyền của Đức giáo Hoàng và của các giám mục: duy trì Giáo Hội trong đức tin tinh tuyền do các Tông đồ truyền lại.
Đâu là những văn kiện của huấn quyền?
Hầu như có thể nói: tất cả những văn kiện nào không liên quan đến một biện pháp cá nhân. Do đó lãnh vực là rất rộng. Theo truyền thống, người ta phân biệt huấn quyền long trọng (solennel) và thông thường (ordinaire). Trong đó Đức Giáo Hoàng và Công đồng được hưởng ơn vô ngộ. Huấn quyền thông thường (the ordinary magisterium) chỉ những cách thức khác nhau mà trong đó Đức Giáo Hoàng và các giám mục, hoặc với tính cách cá nhân hoặc theo tập thể, có thể giảng dạy một cách có thẩm quyền trong công đồng hay các giám mục nơi giáo phận của các ngài.
Đối với Đức Giáo Hoàng, giống như các giám mục cá nhân và các nhóm của các giám mục như là các Hội đồng Giám mục có thể chia sẻ chung huấn quyền thông thường của Giáo hội, thì Giáo hoàng cũng thi hành một quyền bính giáo huấn thông thường là huấn quyền mang tính giáo hoàng thông thường. Giáo huấn này có nhiều hình thức, là một diễn tả cụ thể về mục vụ đặc trưng của ngài trong vai trò Giáo hoàng để bảo vệ sự toàn vẹn của đức tin tông truyền và cung cấp hướng dẫn mục vụ cho đoàn chiên của ngài. Các Đức Giáo Hoàng ngày nay có thể thực thi sứ vụ giáo huấn thông thường của các ngày thông qua việc ban hành nhiều loại văn kiện mang tính Giáo hội. Bảng dưới đây đề cập một số loại văn kiện: Thông điệp (encyclical letter); Tông thư (apostolic letter); Tông huấn (apostolic exhortation); Những phát biểu của Giáo hoàng mang tính sự kiện.
BẢNG PHÂN BIỆT SỰ THỰC THI CỦA HUẤN QUYỀN
Có thể phản đối huấn quyền không?
Không, vì dưới ánh sáng đức tin thì Huấn quyền là “đích thực”, bởi lẽ nó phát xuất và được thực thi nhân danh Chúa Giêsu Kitô, “vị thầy (huấn quyền) đích thực”.
1.2.2. Phương pháp
Từ những trình bày ở trên, chúng ta có thể thấy được tính đa dạng và phong phú của thần học. Đa dạng và phong phú lẫn bề sâu và về rộng của nó: trong nhiều lĩnh vực và nhiều khía cạnh. Nó xuất phát từ sự phong phú và phát triển ẩn sâu nơi lý trí và nhận thức của con người. Điều này đòi hỏi những người thầy của đức tin phải có một nền kiến thức tương đối đủ và chắc để vận dụng những nền tảng được trình bày ở trên đi vào con đường làm sáng tỏ ánh sáng chân lý của Thiên Chúa.
Có nhiều cách, nhiều phương pháp để đưa thần học đi vào chiều kích mục vụ của nó nhưng bài viết chọn phương pháp “XEM – XÉT – LÀM” được đề xuất bởi vị Hồng y Cardjin người Bỉ. Vì lẽ, trong nghĩa hẹp của chiều kích mục vụ của thần học là mang đến cho dân Chúa một sự nhận định và phán quyết về đúng sai, bằng cách làm sáng tỏ để củng cố đức tin hơn là mang đến một luồng sáng mới trong một suy tư nào đó. Trong đó: “Xem” có nghĩa là quan sát và tư duy là bước tiên khởi; “Xét” là phân tích, phán đoán và lập luận vấn đề; và “Làm” nghĩa là cập nhật hóa kiến thức và tư duy đức tin của chúng ta trong đời sống Kitô giáo, hay nói khác hơn, đức tin thể hiện qua đức mến và hy vọng.
Phương pháp luận “Xem”, Xét”, “Làm” sẽ giúp chúng ta tránh nhiều sai lỗi trong việc giải quyết một vấn đề. Vì lẽ, có người chỉ hài lòng với mô tả, thậm chí sao chép các mô tả mà không điều tra hiện tượng một cách khoa học; Có người mang khuynh hướng suy diễn, áp dụng cách tiếp cận kiểu “đánh giá tiên nghiệm” (thành kiến) không rà soát và không kiểm chứng lại tất cả các dữ liệu; Có người chỉ biết sử dụng các nguyên tắc giáo điều, với những phê phán cứng nhắc và chủ quan, cứ ngỡ rằng mình đúng và logic, nhưng thực tế, đang đóng lại các tư duy năng động; Có người nghiêng về cách tiếp cận thực dụng hoàn toàn, phân tích hành động đã lên kế hoạch mà không cần đến sự suy xét và phán đoán.
- Xem
Xem là nghệ thuật biết cách nhìn vấn đề, là bước nhận thức luận đầu tiên; tuy nhiên, chúng ta không dễ để làm chủ được phương pháp, nếu không hệ thống hóa bước thứ nhất này.
Trước tiên, hành vi “Xem” đòi hỏi được tổ chức và được cấu trúc. Đầu tiên, hành động được biểu đạt qua hai thuật từ văn học “tường thuật” và “miêu tả”. Tường thuật, bởi vì một hành động xảy ra phải được kể lại, tái hiện lịch sử. Miêu tả, bởi vì một hành động xảy ra là một phần của phong cảnh và một mạng lưới các dữ liệu. Cụ thể hơn, chúng ta đề nghị ở đây một cấu trúc của quan sát (Xem) theo 5 thuật từ chất vấn như sau: Điều gì? Ai làm? Ở đâu? Khi nào? Tại sao? Thế nào? (What, Who, Where, When, Why)
Thứ đến, hành động “Xem” sẽ dẫn chúng ta đến giai đoạn tư duy “đặt vấn đề” hay “vấn đề hóa”. Đâu là vấn đề cần giải đáp ở đây? Nếu chúng ta không nhìn thấy góc cạnh cần giải quyết trong một vấn đề nào đó, chúng ta không thể tiến hành làm sáng tỏ nó một cách nhất quán và mạch lạc cho đến cùng.
Thuật lại, mô tả, nêu vấn đề vẫn chưa đủ để nghiên cứu một vấn đề. Trong nghiên cứu thần học thực tiễn, chúng ta cần trang bị cho mình các công cụ khảo sát khác như điều tra, phỏng vấn, thăm dò của khoa học xã hội nhân văn. Khi thực hiện bước quan sát cụ thể hiện tượng, hiện trường, khoa học nhân văn.
- Xét
- Các phương pháp khoa học xã hội nhân văn giúp phân tích và phán đoán
Trong Mục vụ, chúng ta cũng có thể sử dụng hệ phương pháp phân tích xã hội và tâm lý học giúp nắm bắt một cách khách quan các hiện tượng được quan sát để diễn giải và phán đoán các vấn đề mục vụ. Qua đó cho phép chúng ta hiểu rộng và khách quan hơn, nắm bắt các thông tin chi tiết hơn, để kiểm soát được chính xác mức độ công việc quan sát lẫn mức độ liên quan của các giả thuyết giải thích.
- Quy chiếu đến Kinh thánh và Truyền thống của Giáo hội
Các phương pháp của khoa học xã hội nhân văn đương nhiên chỉ góp một phần cho một tư duy mục vụ của thần học, vì các hành động và lối sống cũng như mục đích của những người Kitô hữu hướng đến đời sống vĩnh cửu.
Muốn quan sát, phân tích và phán đoán một vấn đề mục vụ, chúng ta phải dựa vào Lời Chúa, đồng thời cũng phải sử dụng các phương pháp phân tích chú giải Kinh thánh để tìm kiếm ánh sáng của mặc khải Thiên Chúa xuyên suốt lịch sử qua truyền thống của Giáo hội và Huấn quyền. Lời Chúa không chỉ là tài liệu tham khảo, nhưng là linh hồn của thần học, như Hiến Chế Dei Verbum đã khẳng định.
- Làm
Sau khi đã tiến hành các giai đoạn Xem, Xét (đánh giá phán đoán vấn đề), chúng ta có thể từng bước hoạch định và thực hiện hay giải quyết vấn đề được đề cập.
Chúng ta vừa cùng nhau tìm hiểu về tính chuẩn mực khoa học của Thần học, giờ đây chúng ta sẽ tiếp tục tìm hiểu xem đâu là cùng đích mục vụ của thần học.
2. CÙNG ĐÍCH MỤC VỤ CỦA THẦN HỌC
2.1. Thần học một người lính canh
Ngày 29 tháng 11 năm 2011, Ủy ban Thần học Quốc tế đã trình lên bộ Giáo lý Đức tin một vài nhận định cho thần học ngày nay như sau:
Nền thần học Công giáo trong những năm sau Công đồng Vaticanô II đã có những kết quả vô cùng phong phú. Đã vang lên nhiều tiếng nói mới trong thần học, nhất là tiếng nói của giáo dân và phụ nữ; đã xuất hiện những quan điểm thần học từ những bối cảnh văn hóa mới, đặc biệt tại Châu Mỹ Latinh, Châu Phi và Châu Á; đã có thêm nhiều chủ đề mới để suy tư như hòa bình, công lý, giải phóng, sinh thái và luân lý sinh học; đã có những khảo luận sâu sắc hơn về nhiều chủ đề khác nhau, nhờ vào những đổi mới trong lãnh vực nghiên cứu về Thánh Kinh, Phụng vụ, về các Giáo phụ và về thời Trung cổ; đã hình thành những khung cảnh mới trong suy tư, như cuộc đối thoại đại kết, liên tôn giáo và liên văn hóa. Đó thật sự là những bước phát triển tích cực. Thần học Công giáo đã tìm cách tiến bước trên nẻo đường mà Công đồng mở ra với mong ước diễn đạt “tình liên đới, sự tôn trọng và lòng quí mến đối với gia đình nhân loại”, bằng cách đối thoại và cống hiến cho nhân loại “những năng lực cứu rỗi mà chính Giáo Hội, nhờ Chúa Thánh Thần hướng dẫn, đã nhận được từ nơi Đấng Sáng Lập”.
Tuy nhiên, thời kỳ này cũng chứng kiến một tình trạng phân mảnh nào đó của thần học, và trong cuộc đối thoại vừa được nói tới, thần học luôn đối diện với thách đố là phải nắm giữ căn tính chân thật của chính mình. Vì thế vấn đề được đặt ra là phải xác định đâu là nét đặc trưng của thần học Công giáo, điều gì giúp cho thần học Công giáo, trong và qua nhiều hình thức đa dạng, có được một cảm thức rõ ràng về căn tính của mình trong lúc dấn thân vào giữa thế giới hôm nay.
Thật vậy, đứng trước những khó khăn và đòi hỏi này Thần học có thể được ví như một người lính canh, báo động cho đời sống của Giáo hội. Số 55 của Tông huấn mà chúng ta đang tìm hiểu đã nói rất rõ: “Thần học hiện đại phải đặc biệt chú tâm tới một số vấn đề thường vốn khơi dậy những khó khăn, tạo những đôi co và làm cho tồn tại những xáo trộn trong đời sống Giáo hội”. Đây quả thật là một trọng trách khá nặng nề và quan trọng của Thần học.
Để làm được điều này, Thần học chắc chắn sẽ không tự đứng trên đôi chân cho những lập trường tư tưởng của mình nhưng phải là một người lính trong Giáo hội và cho Giáo hội. Vì lẽ, ngoài Giáo hội sẽ không có ơn cứu độ. Cái ngoài này phải được hiểu là một sự khước từ, bỏ mặt Giáo hội.
Do đó, là một nền thần học chính hiệu, múc nguồn từ những nguyên tắc công giáo liên quan tới việc hội nhập văn hoá. Việc hội nhập này không có nghĩa là chủ trương pha trộn, cũng không đơn thuần có nghĩa là thích nghi việc loan báo Tin Mừng, nhưng nói lên sự kiện Tin Mừng thâm nhập một cách sống động vào trong các nền văn hoá, vượt qua những yếu tố văn hoá không dung hợp với đức tin và đời sống Kitô hữu, nâng cao giá trị của các nền văn hoá đến tận mầu nhiệm cứu độ phát xuất từ Đức Kitô.
Gần đây Đức Tổng Giám Mục Víctor Manuel Fernández, Tân Tổng trưởng Bộ Giáo lý Đức tin khẳng định: “Bảo vệ không loại trừ canh phòng, nhưng đức tin được bảo vệ trước hết qua sự hiểu biết đức tin”; và “Chúng ta được cứu bởi một Người, không bởi một giáo huấn”. Vì thế, Thần học phải làm một với Giáo hội.
2.2. Thần học làm một với Giáo hội
- Làm một trong bản tính
Một cách nào đó Thần học được hiểu là: “thu lượm và hệ thống hóa các dữ kiện mặc khải được chứa đựng trong Truyền Thống và Kinh Thánh, được Huấn Quyền giải thích”, để “cùng với Huấn Quyền sống động nhắm cùng một mục đích đó là bảo vệ dân Thiên Chúa trong chân lý có sứ giải thoát và nhờ đó làm cho dân Thiên Chúa trở nên ánh sáng muốn dân”. Thế nhưng, Bộ giáo lý đức tin cũng khuyên rằng:
Trong một mức độ nào đó, Giáo Hội rõ ràng cần có chung một lập luận khi phải thông truyền sứ điệp duy nhất của Đức Kitô cho thế giới, cả trên bình diện thần học lẫn mục vụ. Vì thế, thật hợp lý khi đề cập đến nhu cầu phải có một sự duy nhất nào đó về mặt thần học. Tuy nhiên, ở đây cần phải xác định rõ ý nghĩa của phẩm tính duy nhất, để không bị lẫn lộn với sự đồng dạng rập khuôn hay theo cùng một kiểu cách. Giống như đặc tính duy nhất của Giáo Hội vẫn được tuyên xưng trong kinh Tin kính, tính duy nhất của thần học phải được liên kết chặt chẽ với ý niệm về đặc tính Công giáo, cũng như về sự thánh thiện và tính tông truyền.
Để thể hiện được chiều kích này, Thần học cần lưu ý đến một vài lời mời gọi:
- Cần một nền thần học trưởng thành, phát triển, đào sâu trong cuộc đối thoại giữa các thần học gia, khoa học và xã hội. Nhưng tất cả để phục vụ công cuộc loan báo Tin Mừng.
- “Thần học bảo vệ đức tin có nghĩa là gì?”, cụm từ “bảo vệ” có ý nghĩa phong phú. Bảo vệ chắc chắn không loại trừ sự canh phòng, nhưng đức tin được bảo vệ trước hết bằng cách gia tăng sự hiểu biết.
- Thần học “Luôn cố gắng thể hiện tốt hơn tất cả vẻ đẹp và sự lôi cuốn của đức tin, không làm biến dạng đức tin bị tiêm nhiễm qua những tiêu chí thế gian, nhưng luôn tìm ra điểm tiếp xúc làm cho đức tin thực sự có ý nghĩa, quý báu đối với người nghe. Nếu không đối thoại với văn hoá, sứ điệp của chúng ta cho dù đẹp cũng có nguy cơ không còn quan trọng nữa”.
- “Khởi đầu cho cuộc sống Kitô hữu không phải là một quyết định đạo đức hay một tư tưởng vĩ đại, nhưng là sự gặp gỡ với một biến cố với một Con Người, Đấng đem lại cho đời sống của chúng ta một chân trời mới và từ đó một định hướng dứt khoát”.
- Không có kinh nghiệm về Chúa Kitô hằng sống, Đấng yêu thương và cứu độ, chúng ta không thể định hình căn tính Kitô của chúng ta, và việc tập trung tranh luận với mọi người sẽ không giúp mang lại sự phát triển này nơi con người. Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI mời gọi chúng ta phát triển một nền thần học vững chắc và nền tảng, nhưng được định hướng rõ ràng để phục vụ biến cố này.
- Tương quan hổ tương với Huấn quyền
Như thế, “Mặc dầu nắm giữ những đặc sủng và những trách nhiệm khác nhau, Huấn Quyền sống động và thần học tựu trung nhắm cùng một mục đích: đó là bảo vệ dân Thiên Chúa trong chân lý có sức giải thoát và nhờ đó làm cho dân Thiên Chúa trở nên “ánh sáng muôn dân”.
Công việc phục vụ cộng đoàn Giáo Hội như vừa xác định đặt nhà thần học và Huấn Quyền vào trong những mối tương quan hỗ tương với nhau, trong đó:
-
- Huấn Quyền:
- Giảng dạy một cách chính danh giáo thuyết của các Tông Đồ và vận dụng thành quả của thần học để biện bác những phê phán và những lệch lạc về đức tin;
- Ngoài ra còn dùng quyền lãnh nhận từ Đức Giêsu Kitô để đề nghị những công việc như đào sâu, phát biểu và áp dụng theo lối mới giáo thuyết đã được một sự hiểu biết ngày càng sâu rộng hơn về Lời Chúa, như được chứa đựng trong Thánh Kinh và được chuyển đạt cách trung thành do Truyền Thống sống động của Giáo Hội, dưới sự dẫn dắt của Huấn Quyền;
- Thần học:
- Tìm cách làm sáng tỏ giáo huấn của Mạc Khải trước những đòi hỏi thúc bách của lý trí,
- Và sau hết mặc cho giáo huấn ấy một hình thái hữu cơ và có hệ thống”.
- Dầu vậy, nếu vì cả một chuỗi động cơ nào đó mà sự hợp tác ấy giảm sút thì nhất thiết không được để cho mình lầm đường lạc lối bởi những gì là mơ hồ và hỗn độn;
- Cần phải làm công việc phân biệt kỹ lưỡng một bên là “giáo thuyết phổ cập của Giáo Hội và bên kia là những quan điểm của các nhà thần học cũng như những trào lưu mau qua (những “mốt”)”.
Thế nhưng, trong tương quan ấy sẽ Không hề có huấn quyền “song song” bởi vì Huấn Quyền duy nhất là của Thánh Phêrô và các Tông Đồ, của Đức Giáo Hoàng và các giám mục; mặc dù như thế: không có nghĩa là thần học nhẹ tính giáo thuyết hơn hay bị tước đoạt mất tính chất khoa học của nó; ngược lại điều đó có nghĩa là thần học trang bị cho các linh mục khả năng loan báo sứ điệp Tin Mừng với sự chú tâm tới những yếu tố văn hoá thuộc thời đại mình, và khả năng hiểu được hoạt động mục vụ theo một lối nhìn thần học chính hiệu.
Bởi đó, một nền học vấn biết tôn trọng tính chất khoa học sít sao của từng bộ môn thần học sẽ góp phần làm cho vị mục tử chăn dắt các linh hồn, là thầy dạy đức tin, được đầy đủ hơn và được sâu rộng hơn; đàng khác, nơi vị linh mục, một cảm quan bén nhạy tương ứng với phương hướng mục vụ sẽ thật sự làm cho việc học thần học nghiêm minh và có tính khoa học.
2.3. Cùng đích mục vụ của thần học
Chúa Giêsu đã nói:
Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ (Ga 3, 16-17).
Với lời dạy của Chúa Giêsu, Giáo hội xác tín rằng:
Chắc chắn trong mọi thời đại và mọi dân tộc, bất cứ người nào kính sợ Thiên Chúa và thực hành đức công chính đều được Người đoái thương. Tuy nhiên, Thiên Chúa không muốn thánh hóa và cứu rỗi loài người cách riêng rẽ, thiếu liên kết, nhưng Người muốn qui tụ họ thành một dân tộc để họ nhận biết chính Người trong chân lý và phụng sự Người trong thánh thiện.
Từ những lời xác quyết này chúng ta nhận ra được tình thương của Thiên Chúa dành cho nhân loại thật lớn lao. Và ơn cứu rỗi hay sự sống đời đời với Chúa là cùng đích cuối cùng của công trình cứu chuộc của Chúa Giêsu Kitô. Giáo hội là thân mình và mỗi người là chi thể của Người nên điều chắc chắn là cũng được chia sẻ hồng phúc này.
Vì thế, Giáo hội phải có nhiệm vụ tiếp tục công trình của Chúa Giêsu là làm cho muôn dân nhận biết và trở thành con cái của Thiên Chúa nhờ việc họ được sáng tỏ chân lý của Thiên Chúa. Thần học là một trong những cách thế giúp cho Giáo hội thực thi công việc này, do đó có thể nói cùng đích của Giáo hội cũng chính là cùng đích của Thần học. Vì lẽ tất cả đều phải tuân thủ “luật tối cao trong Giáo Hội, đó là phần rỗi các linh hồn” nhưng điều cốt lõi vẫn là: “chúng ta được cứu rỗi bởi một Người chứ không phải giáo thuyết”.
Tạm kết
Linh mục và việc mục vụ của Thần học
Như đã nói: linh mục, thần học gia, giáo lý viên…, những người được các Đấng bản quyền uỷ quyền chăm lo cho đời sống đức tin của người tín hữu, cách riêng nhờ Bí tích Truyền chức, linh mục, đặc biệt là linh mục quản xứ qua năng quyền được giao phó, các ngài có thể được ví như một người lính canh đức tin chuyên nghiệp ở tuyến đầu của Giáo hội. Đây là một trọng trách lớn vì phải đối chọi với nhiều thử thách.
Là lính canh, các ngài phải là những người đầy tỉnh táo và nhạy bén trước những thách đố của đức tin để vừa cỗ võ, vừa chấn chỉnh và gìn giữ cho những đòi hỏi thuộc về lý trí của dân Chúa.
Thánh Phêrô nói:
“Anh em hãy sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ, thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé. Anh em hãy đứng vững trong đức tin mà chống cự, vì biết rằng toàn thể anh em trên trần gian đều trải qua cùng một loại thống khổ như thế”.
thật vậy, trong lòng Giáo hội luôn luôn xuất hiện nhiều trào lưu tư tưởng mới về đức tin: có những điều tốt và cũng có những điều sai lạc. Nhưng tựu trung tất cả đều ẩn chứa một sự tinh vi nào đó như những dấu chỉ của thời đại.
Gần đây, nơi Giáo hội Việt nam xuất hiện một vài trào lưu như: “Sứ Điệp Từ Trời”. Đây là một hình thức thực hành tôn giáo mang đến nhiều tranh cãi gây xôn xao trong đời sống Giáo hội và đứng trước những hình thức này thì cũng có những nhận định và Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam đã có những thông cáo cụ thể; hay như “Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc - Nhà Chúa Cha”…
Đứng trước những trào lưu tôn giáo này, là linh mục, cách riêng là linh mục quản xứ, phải làm gì? Là một câu hỏi lớn và đòi hỏi một sự phân định rõ ràng. Dĩ nhiên, tất cả là vì phần rỗi các linh hồn nhưng luôn luôn phải là trong sự hiệp nhất trọn vẹn nơi Thân mình của Chúa Kitô là Đầu, đồng thời hiệp hành cùng với Giáo hội để làm nên một Giáo hội: Duy Nhất, Thánh Thiện, Công Giáo và Tông Truyền.
Một mình, tự thân linh mục không thể chống trả vì thế người linh mục cần phải xác quyết và hạ mình để nhìn nhận Giáo hội vẫn là người Mẹ bảo vệ và chăm sóc đức tin cho tất cả chúng ta.
…Cũng như cành nho không thể tự mình sinh hoa trái, nếu không gắn liền với cây nho, anh em cũng thế, nếu không ở lại trong Thầy. “Thầy là cây nho, anh em là cành. Ai ở lại trong Thầy và Thầy ở lại trong người ấy, thì người ấy sinh nhiều hoa trái, vì không có Thầy, anh em chẳng làm gì được… (Ga 15, 4-5)
Đồng thời cần phải ý thức rằng: “Ngoài Giáo hội sẽ không có ơn cứu độ”, và hơn nữa “chúng ta được cứu bởi một Người, không bởi một giáo huấn.”
[1] x. Bộ Giáo Sĩ, Đào Tạo Linh Mục - Hồng Ân Ơn Gọi Linh Mục (Ratio Fundamentalis Institutionis Sacerdotalis), bản dịch của Uỷ Ban Giáo Sĩ và Chủng Sinh trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2016), số 66.
[2] Chương trình đào tạo chung tại các Chủng viện tại Việt Nam.
[3] Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Pastores Dabo Vobis, số 55: ASS 84 (1992).
[4] x. Thomas P. Rausch, Thần Học Hệ Thống: Tiếp Cận Theo Công Giáo Rôma, được dịch bởi Giuse Đỗ Nguyên Vũ (Nhà Xuất Bản Đồng Nai, 2020), trang 5; x. Nguyễn Hai Tính, Giáo Trình Dẫn Nhập Thần Học (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2021), trang 17.
[5] x. Joseph Tân Nguyễn, Tương Quan Thần Học (Nhà Xuất Bản Đồng Nai, 2022), trang 16.
[6] Phân Khoa Thần Học – Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X, CĐ Vaticanô II: Hiến Chế Tín Lý Về Mạc Khải của Chúa (Dei Verbum), 18.11.1965 (Việt Nam: Đà Lạt 1972), số 10.
https://hvdic.thivien.net/hv/thần và
https://hvdic.thivien.net/hv/học, 25.6.2024.
x. Nguyễn Hai Tính, Giáo Trình Dẫn Nhập Thần Học, trang 22.
x. Jared Wicks, Doing Theology (New Jersey: Paulist Press, 2009); Stephen B. Bevans, An Introduction to Theology in Global Perspective (New York: Maryknoll, 2009), được trích dẫn trong Nguyễn Hai Tính, Giáo Trình Dẫn Nhập Thần Học, trang 23.
x. Richard P. McBrien, Catholicism (Minneapolis: Winston Press, 1981), trang 26, được trích trong Nguyễn Hai Tính, Giáo Trình Dẫn Nhập Thần Học, trang 23.
Nguyễn Hai Tính, Giáo Trình Dẫn Nhập Thần Học, trang 23.
Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Pastores Dabo Vobis, số 55.
Ly Dinh Thuan, Tran Thanh Nga, Nguyen Cong Chinh, et al., “Chuẩn,” trong Vidict, Ngày 14 tháng 2 năm 2004, truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2024, https:// vdict.com/chuẩn,3,0,0.html : “Chuẩn”: 1 dt. Cái được coi là căn cứ để đối chiếu // tt. Đúng với điều đã qui định. 2 đgt. 1. Đồng ý cho 2. Cho phép; “Mực,” trong Vidict, Ngày 14 tháng 2 năm 2004, truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2024, https://vdict.com/chuẩn,3,0,0.html: “Mực”: dt. Chừng độ đã qui định hay thước đo, qui định, qui ước, nền tảng, khuôn khổ.
“Khoa học,” trong Wikipedia, truy cập ngày 15 tháng 6 năm 2024, https://vi.wikipedia.org/wiki/Khoa_h%E1%BB%8Dc: Khoa học là một hệ thống kiến thức về những định luật, cấu trúc và cách vận hành của thế giới tự nhiên, được đúc kết qua từng giai đoạn lịch sử thông qua việc quan sát, mô tả, đo đạc, thực nghiệm, phát triển lý thuyết bằng các phương pháp khoa học. Thông qua các phương pháp nghiên cứu có kiểm soát, nhà khoa học sử dụng cách quan sát các dấu hiệu biểu hiện mang tính vật chất và bất thường của tự nhiên nhằm thu thập thông tin, rồi sắp xếp các thông tin đó thành dữ liệu để phân tích nhằm giải thích cách thức hoạt động, tồn tại của sự vật hiện tượng. Một trong những cách thức đó là phương pháp thử nghiệm nhằm mô phỏng hiện tượng tự nhiên dưới điều kiện kiểm soát được và các ý tưởng thử nghiệm. Tri thức trong khoa học là toàn bộ lượng thông tin mà các nghiên cứu đã tích lũy được. Định nghĩa về khoa học được chấp nhận phổ biến rằng khoa học là tri thức đã được hệ thống hóa.
HĐGMVN - UBGLĐT, Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo (Hà Nội: Tôn Giáo 2010), số 68, 69.
Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, số 101-102.
CĐ Vaticanô II: Hiến Chế Tín Lý Về Mạc Khải của Chúa (Dei Verbum), số 10.
Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, số 134-135.
Hugo de Sancto Victore, De Arca Noe, 2, 8: PL 176, 642; x. Ibid. 2, 9: PL 176, 642-643.
CĐ Vaticanô II: Hiến Chế Tín Lý Về Mạc Khải của Chúa (Dei Verbum), số 24.
x. CĐ Vaticanô II: Hiến Chế Tín Lý Về Mạc Khải của Chúa (Dei Verbum), số 11.
Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, số 67.
x. CĐ Vaticanô II: Hiến Chế Tín Lý Về Mạc Khải của Chúa (Dei Verbum), số 21; Thomas P. Rausch, Thần Học Hệ Thống: Tiếp Cận Theo Công Giáo Rôma, trang 153.
Francis Schussler Fiorenza, “Thần Học Hệ Thống: Sứ Mạng Và Phương Pháp (I),” được dịch bởi Nguyễn Đoàn Tân và Nguyễn Thế Minh, Hợp Tuyển Thần Học Số 6, Năm III (1993):
Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, số 74.
Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, số 75.
CĐ Vaticanô II: Hiến Chế Tín Lý Về Mạc Khải của Chúa (Dei Verbum), số 7; Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, số 76-84.
Irênê, Adv. Haer. III, 3, 1; PG 7, 848; Harvey, 2, trang 9.
CĐ Vaticanô II: Hiến Chế Tín Lý Về Mạc Khải của Chúa (Dei Verbum), số 8.
x. Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, số 78.
x. Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, số 80.
DZ 1501, được trích trong Thomas P. Rausch, THẦN HỌC HỆ THỐNG: Tiếp Cận Theo Công Giáo Rôma, trang 156.
CĐ Vaticanô II: Hiến Chế Tín Lý Về Mạc Khải của Chúa (Dei Verbum), số 4; x. Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, số 66.
x. Thomas P. Rausch, THẦN HỌC HỆ THỐNG: Tiếp Cận Theo Công Giáo Rôma, trang 156-171.
Karl Rahner, “Theology”, Encyclopedia of Theology: The Concise Sacramentum Mundi, K. Rahner, ed. (New York: Seabury Press, 1975), 1687: “Theology is the science of faith. It is the conscious and methodical explanation and explication of the divine revelation received and grasped in faith”, được trích trong Nguyễn Hai Tính, Giáo Trình Dẫn Nhập Thần Học, trang 46.
hđgmvn, Từ điển Công giáo, 500 mục từ, (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2011), trang 320.
Gerard O’Collins, Thần học căn bản, được dịch bởi Nguyễn Đức Thông (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2011), trang 19.
Thomas P. Rausch, Dẫn vào Thần học (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Tôn Giáo, 2008), trang 17.
International Theological Commission (hereafter ITC), Sensus Fidei in the Life of the Church (2014), số 72, được trích trong Thomas P. Rausch, Thần Học Hệ Thống: Tiếp Cận Theo Công Giáo Rôma, trang 157.
x. Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, số 91.
International Theological Commission (hereafter ITC), Sensus Fidei in the Life of the Church (2014), số 72-74, được trích trong Thomas P. Rausch, THẦN HỌC HỆ THỐNG: Tiếp Cận Theo Công Giáo Rôma, trang 157.
x. Phân Khoa Thần Học – Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X, CĐ Vaticanô II: Hiến Chế Mục Vụ Về Giáo hội Trong Thế Giới Hôm Nay (Gaudium et Spes), 07.12.1965 (Việt Nam: Đà Lạt 1972), số 15.
Trần Văn Hiến Minh, từ điển triết học tây phương, trang 147.
Lê Tôn Nghiêm, Lịch Sử Triết Học Tây Phương (Nhà xuất bản Tp. Hồ Chí Minh, 2000).
Hội Đồng Giám Mục Việt Nam, Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin, Tiểu Ban Từ Vựng, Từ Điển Công Giáo, 500 mục từ, trang 222.
CĐ Vaticanô II: Hiến Chế Mục Vụ Về Giáo hội Trong Thế Giới Hôm Nay (Gaudium et Spes), số 44.
Bộ Giáo Sĩ, Đào Tạo Linh Mục - Hồng Ân Ơn Gọi Linh Mục (Ratio Fundamentalis Institutionis Sacerdotalis), số 116.
ĐGH Gioan Phaolô II, Thông Điệp Đức Tin và Lý Trí (Fides et Ratio), (14.9.1998), số 43.
Lời huấn dụ của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI với hơn 8.000 tín hữu và du khách hành hương năm châu tham dự buổi tiếp kiến chung hàng tuần sáng thứ tư 21-11-2012 trong đại thính đường Phaolô VI.
ĐGH Gioan Phaolô II, Thông Điệp Đức Tin và Lý Trí (Fides et Ratio), số 43.
ĐGH Gioan Phaolô II, Thông Điệp Đức Tin và Lý Trí (Fides et Ratio), số 42.
Gerard O’Collins, Thần Học Căn Bản, trang 109.
Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, số 94.
Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, số 159.
CĐ. Vaticanô I, Hiến Chế Tín Lý Dei Filius, c.4: DS 3017.
CĐ Vaticanô II: Hiến Chế Mục Vụ Về Giáo hội Trong Thế Giới Hôm Nay (Gaudium et Spes), số 36.
Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, số 283.
x. Marcel Neusch và Bruno Chenu, Tham Quan Xứ Sở Thần Học, được dịch bởi Nguyễn Hồng Giáo (Hà Nội: Nhà Xuất Bản Hồng Đức, 2015), trang 170-171.
x. ĐGH Gioan Phaolô II, Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Pastores Dabo Vobis, số 55.
CĐ Vaticanô II: Hiến Chế Tín Lý Về Mạc Khải của Chúa (Dei Verbum), số 10; Bộ Giáo Luật 1983, số 747
Bộ Giáo Luật 1983, điều 749: §1. Do chức vụ của mình, Đức Giáo Hoàng được ơn bất khả ngộ trong quyền giáo huấn khi ngài tuyên bố một cách quả quyết là phải giữ một học thuyết về đức tin hay về luân lý, với tư cách là Chủ Chăn và là Tiến sĩ tối cao của tất cả mọi Ki-tô hữu, để củng cố anh em mình trong đức tin. §2. Giám mục đoàn cũng được ơn bất khả ngộ trong quyền giáo huấn, khi các Giám mục hội họp trong Công Đồng chung thi hành quyền giáo huấn với tư cách là thầy dạy và là thẩm phán về đức tin và luân lý, khi các ngài tuyên bố toàn thể Giáo Hội phải dứt khoát tuân giữ một học thuyết liên quan đến đức tin hay luân lý, hoặc khi các Giám Mục tản mác khắp thế giới vẫn giữ mối dây hiệp thông với nhau và với Đấng kế vị Thánh Phêrô, chính thức giảng dạy những điều liên quan đến đức tin hay luân lý trong sự hiệp thông với Giáo Hoàng Rôma và đồng ý về một điều của học thuyết phải được dứt khoát tuân giữ. §3. Không một học thuyết nào được coi là được định tín cách bất khả ngộ, trừ khi đã được xác định rõ ràng như vậy.
Những văn kiện do Đức giáo hoàng ban ra xét như một phần của huấn quyền thông thường của ngài và viết cho (a) toàn thể Hội đồng Giám mục, (b) toàn thể Giáo hội, hoặc (c) toàn thế giới. Những thông điệp thường bày tỏ những vấn đề thần học/giáo lý nhưng không thường được dùng để xác lập tín điều.
Những thư Giáo hoàng thường gửi cho một nhóm người cụ thể, ví dụ như gửi cho một nhóm các Giám mục.
Đức giáo hoàng ban hành các văn kiện để trả lời cho những nghị quyết của một Thượng hội đồng Giám mục.
Các bài diễn văn được truyền đạt cho những nhóm khác nhau mà Đức giáo hoàng tiếp đón họ ở Vatican, cũng như là những bài diễn văn mà ngài phát biểu trong những chuyến du hành của ngài.
x. Bộ Giáo Luật 1983, điều 750.
x. ĐGH Gioan XXIII, Thông điệp Mater et Magistra, 15.5.1961, số 236.
CĐ Vaticanô II: Hiến Chế Tín Lý Về Mạc Khải của Chúa (Dei Verbum), số 24.
Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, Thần Học Ngày Nay: Viễn Cảnh, Nguyên Lý và Tiêu Chuẩn, được dịch bởi Ủy Ban Giáo Lý Đức Tin – HĐGMVN, 2012, số 1.
CĐ Vaticanô II: Hiến Chế Mục Vụ Về Giáo hội Trong Thế Giới Hôm Nay (Gaudium et Spes), số 3.
ĐGH Gioan Phaolô II, Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Pastores Dabo Vobis, số 55.
x. Bộ Giáo Lý Đức Tin, Tuyên Ngôn Dominus Iesus, được dịch bởi Nguyễn Quang Sách (Việt Nam) số 20; x. Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, số 1258 – 1260.
x. ĐGH Gioan Phalô II, Thông điệp Sứ Vụ Đấng Cứu Thế (Redemptoris Missio) (7.12.1990), được dịch bởi Cao Tấn Tĩnh, số 67.
R. Latourelle, Théologie, Science du Salut, PARIS 1968, p. 86 tt.
ĐGH Gioan Phaolô II, Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Pastores Dabo Vobis, số 55.
Ủy Ban Thần Học Quốc Tế, Thần Học Ngày Nay: Viễn Cảnh, Nguyên Lý và Tiêu Chuẩn, số 2.
x. ĐGH Phaolô II, Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Pastores Dabo Vobis, số 55.
ĐGH Gioan Phaolô II, Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Pastores Dabo Vobis, số 55.
Bộ Giáo Lý Đức Tin, Huấn Thị Về Ơn Gọi Của Thần Học Gia Trong Giáo hội, Donum Veritatis (24.5.1990), số 21: 1.c., trang 1559.
Chẳng hạn Thánh Toma Aquino viết: “Phải bám vào quyền bính của Giáo hội hơn là vào quyền bính của Agustinô, của Hiêrônimô hay của một tiến sĩ nào khác” (S.T., II-II, 10, 12); và hơn nữa, không ai có thể mượn quyền của Hiêrônimô, của Agustinô hay của một vị tiến sĩ nào khác để bào chữa cho mình chống lại quyền bính của Phêrô (x. S.T., II-II, 11, 2-3).
x. Grillmeier, A., “People of God” trong Commentary on the Documents of Vatican II, vol. I, ch. ii, Burns and Oates/Herder and Herder 1966, trang 153-185.
Phân Khoa Thần Học – Giáo Hoàng Học Viện Thánh Piô X, CĐ Vaticanô II: Hiến Chế Tín Lý Về Giáo hội, Lumen Gentium (Việt Nam: Đà Lạt 1972), số 9a.
ĐGH Gioan Phaolô II, Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục Pastores Dabo Vobis, số 55.
x. Bộ Giáo Luật 1983, điều 515 §1; điều 519; điều 521 §2; 517 §1; điều 528-531; x. Nghi Thức Nhậm Chức Quản Xứ.
x. Tuyên Ngôn Dominus Iesus, số 20; x. Sách Giáo Lý Của Hội Thánh Công Giáo, số 1258 – 1260 (theo ý của chú thích 92).